Mỗi đơn vị đo lường đều có những đặc điểm cũng như cách sử dụng riêng, hải lý cũng là một trong số đó. Đây là khái niệm quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết chính xác 1 hải lý bằng bao nhiêu km? Cũng như cách đổi hải lý sang km chính xác nhất. Vậy chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Hải lý là gì?
Trong tiếng Anh, “Nautical miles” là tên gọi để chỉ hải lý. Bên cạnh đó, “sea mile” và “knots” cũng được sử dụng với định nghĩa là hải lý.
Hải lý là đơn vị chiều dài dùng để đo khoảng cách trên biển. Đây là một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến và khoảng một phút vòng cung kinh độ tại vòng xích đạo.
Hải lý cũng có nhiều ký hiệu khác nhau được quy ước như sau:
– M: Đây là viết tắt của hải lý được quy ước bởi Thủy văn học Quốc tế (IHO) và Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM).
– NM: Đâu là ký hiệu hải lý được quy ước bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO). Tại Việt Nam, chúng ta sử dụng ký hiệu là HL (hải lý).
– nm: ký hiệu này được sử dụng bởi Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).
-nmi: đây là ký hiệu được quy ước bởi Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) và Văn phòng xuất bản Chính phủ Hoa Kỳ (GPO).
– nq: được Hải quân Pháp sử dụng trong viết ghi lại nhật ký tàu.
Thông thường, hải lý được sử dụng phổ biến trong ngành công nghệ vận chuyển, du lịch đường thủy.
1 hải lý bằng bao nhiêu km?
Ký hiệu chung được sử dụng rộng rãi của Hải lý là M hoặc MN hay Dặm biển
Theo đó, 1M = 1825 km = 6076 ft (feet) = 1852m.
Dưới đây là sự chuyển đổi từ hải lý sang các đơn vị đo lường khác.
1M = 1.825 km
1M = 18.52 hm
1M = 185.2 dam
1M = 1.825 m
1M = 18.520 dm
1M = 185.200 cm
1M = 1.825.000 mm
1M = 1.150779 dặm Anh
1M = 6067.115 feet
1M = 9.21 furlong
1M = 72,913.39 inch (in)
1M = 2 025,37 yard (yd)
1M = 1012.6859 sải
1M = 10 cáp quốc tế = 1.126859 cáp Anh = 8.439049 cáp Mỹ
1M = 0.998383 phút cung xích đạo = 0.9998834 phút cung kinh tuyến
1M = 6,999,685 pixel (px)
1M = 5,249,763 point (pt)
1M = 437,480 pica
Hướng dẫn đổi hải lý sang km
Cách đổi hải lý sang km cũng khá đơn giản. Theo đó, ta lấy số khoảng cách hải lý cần đổi x 1.852 = khoảng cách km tương ứng.
Lịch sử của khái niệm hải lý
Từ xa xưa, điều hướng trên biển được thực hiện bằng mắt thường. Mãi đến những năm 1500, khi các nhà vẽ bản đồ phát triển thành công các công cụ sử dụng hệ tọa độ song song của kinh độ và vĩ độ.
Tại Anh vào cuối thế kỷ 16 người ta nhận ra rằng khoảng cách trên biển không đổi theo vòng tròn lớn.
Năm 1954, Robert Hues đã nhận định khoảng cách dọc theo vòng tròn lớn là 60 dặm.
Năm 1623, Edmund Gunter nhận định rằng khoảng cách dọc theo một vòng tròn lớn là 20 giải đấu mỗi mức độ.
Như chúng ta đã biết, Trái Đất không phải một hình cầu hoàn hảo và chúng hơi dẹt ở các đầu cực. Do đó không có con số chính xác cho một phút vĩ độ. Người ta ước lượng được con số 1861 mét ở các cực và 1843 mét ở Đường xích đạo.
Pháp và nhiều quốc gia khác thì cho rằng một hải lý là một cung đường có kinh tuyến ở vĩ độ 45°. Vào giữa thế kỷ 19, người Pháp đã tính một hải lý thông qua những định nghĩa vào năm 1791. Theo đó khi này một hải lý bằng một phần mười triệu của một phần tư kinh tuyến. Hiểu một cách đơn giản thì đó là 10.000.000 m/90 × 60 = 1851,85 m ≈ 1852 m. Cách tính này sau đó đã được Hải quân Pháp hợp pháp hóa và được sử dụng ở rất nhiều quốc gia khác.
Hòa Kỳ tính toán hải lý dựa vào phép tính có tên Clarke 1866 Ellipsoid. Theo đó, một hải lý = 6080,20 feet (1853 mét). Tuy nhiên, sau đó Mỹ đã từ bỏ bỏ định nghĩa này và thống nhất tính hải lý theo đơn vị đo lường quốc tế.
Năm 1929, Hội nghị Thủy văn bất thường quốc tế lần thứ nhất tại Monaco đã quy ước hải lý là 1852 mét.
Vì sao lại sử dụng hải lý?
Để trả lời được câu hỏi này, trước hết bạn hãy quan sát bản đồ thế giới khi được trải phẳng. Vì Trái Đất là hình cầu nên khi trải phẳng ra thì sai số ở 2 cực sẽ rất lớn. Điều này gây khó khăn trong việc xác định vị trí tọa độ.
Khi tham gia giao thông đường thủy hoặc các hoạt động trên biển thì người ta sẽ sử dụng một bản đồ chuyên dụng có tên là hải đồ. Mặc dù hải đồ được tái hiện chính xác nhất nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai số nhất định.
Đơn vị bị biến đổi nhiều nhất chính là vĩ tuyến. Trong khi kinh tuyến lại không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Thủy thủ đoàn đã sử dụng kinh tuyến để xác định hải lý, nhằm tính toán chính xác chiều dài, khoảng cách cũng như nhận diện tọa độ trên biển. Việc xác định rõ ràng và chính xác không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người trên biển mà còn rút ngắn thời gian di chuyển của các chuyến tàu, góp phần thúc đẩy sự giao thương về kinh tế và văn hóa của các quốc gia.
Bên cạnh được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực hàng hải, hải lý cũng được sử dụng trong lĩnh vực hàng không. Những đơn vị đo lường phổ biến như km, m hay ft không được sử dụng trong hàng không. Thay vào đó, các phi công sẽ sử dụng công thức riêng để tính hải lý. Phép tính này có phép họ xác định chính xác được khoảng cách và tọa độ máy bay.
Công thức tính đó như sau:
Khoảng cách = (Số kinh độ thay đổi) x 60 x Cos(vĩ độ)
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến hải lý cũng như câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi 1 hải lý bằng bao nhiêu km. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo