Giải thích câu nói “chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3”

Trong dân gian ta vẫn truyền tai câu nói “chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3. Thế nhưng các bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé!

Ý nghĩa về phong thủy của câu nói chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3

Các chuyên gia phong thủy cho hay, ý nghĩa của câu nói này là vì đó là ngày “Tam Nương sát” theo quan niệm dân gian. Đầu tháng ngày 3 và ngày 7, giữa tháng ngày 13 hoặc 18 và cuối tháng ngày 22 và 27 đều là những ngày xấu. Nếu khởi sự hoặc xuất hành đều không được việc, vất vả và không gặp may mắn.

Cũng có quan niệm cho rằng, vào những ngày xấu đó, Ngọc Hoàng trên trời có sai 3 cô gái xinh đẹp (hay còn gọi là Tam nương) xuống hạ giới để thử lòng và làm mê muội con người. Nếu ai lỡ gặp phải sẽ bị các cô làm cho đam mê tửu sắc, say mê cờ bạc và bỏ bê công việc. Câu chuyện này nghĩa bóng muốn khuyên nhủ con người nên chịu khó làm ăn, chăm chỉ học tập và giữ mình, làm chủ trong mọi hoàn cảnh.

Lương y Vũ Quốc Trung đã có công trình nghiên cứu và từng xuất bản sách về chủ đề này giải thích theo một góc độ khác. Ông Trung cho hay, từ 3.000 năm nay ông cha ta đã có cách chọn ngày giờ tốt. Các cụ ngày xưa dựa vào trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm sống đã đúc kết nên những ngày tốt hay ngày xấu trong tháng. Và cứ vậy, quan niệm đó truyền mãi tới tận ngày hôm nay. Theo như ông Trung, câu nói này chỉ mang tính ước lệ. Trên thực tế nó ám chỉ những ngày lẻ vì những con số này rất đơn độc, không có cặp có đôi. Khi làm một việc gì mà đơn độc thì khả năng thành công sẽ giảm đi nhiều

chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3

Những ngày xấu trong tháng nên tránh

3 ngày mùng 5 – 14 – 23 trong mỗi tháng thường được coi là “ngày nguyệt kỵ”. Sở dĩ người ta chọn 3 ngày này vì không cộng vào chúng đều bằng 5:

–          Ngày 5: 5 + 0

–          Ngày 14: 1 +4

–          Ngày 23: 2 + 3

Dân gian thường gọi là ngày nửa đời nửa đoạn. Vậy nên đi đâu làm gì, xuất hành hướng nào cũng đều gặp khó, vất vả, không những không được tiền  mà còn mất công, mất việc, mất sức. Đặc biệt ngày Ngũ hoàng thổ trùng lặp (ngày mùng 5 tháng 5) được coi là đại xấu. Các bạn đã từng nghe thấy câu về ngày này: “nen nét như rắn mùng 5” chưa? Vào ngày này, lực hấp dẫn từ mặt trăng và hướng tâm từ mặt trời kết hợp với phương lực ly tâm từ trái đất nên vũ trụ không bình thường được như mọi ngày. Loài rắn cảm nhận được điều đó, nên mới sợ không ra khỏi hang. Chính vì thế, trong ngày này, ai gặp được rắn lại là rất may mắn.

Đối với người bám biển mưu sinh thì cũng nên để ý những ngày nguyệt kỵ này. Ở các làng chài thường phổ biến cụm từ “ngày con nước” chính là ám chỉ những ngày này. Theo ngư dân, vào các ngày đó hiện tượng triều cường sinh ra các dòng hải lưu bất thường. Như vậy sẽ gây nguy hiểm cho tàu bè, không mang lại may mắn cho người ra khơi.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên chỉ là quan niệm dân gian. Cho tới hiện này vẫn chưa có một công trình khoa học nào chứng minh điều đó. Thế nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các bạn vẫn nên tránh xuất hành hoặc làm việc đại sự vào những ngày này nhé.

chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3

Ngày cực xấu trong năm theo quan điểm phương Tây

Ngoài việc kiêng ngày 7 và ngày 3, cả người Phương Tây và Phương Đông đều kiêng con số 13. Đặc biệt ngày 13 dương lịch rơi vào thứ 6 thì sự xui xẻo càng dễ xảy ra hơn. Thế nhưng, nó chỉ xảy ra tối đa 3 lần trong một năm.

Kinh Thánh có kể lại rằng, bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu với 12 môn đồ còn lại là vào tối thứ 6. Trên bàn ăn có tổng cộng 13 người. Hôm sau chính là ngày ông bị bắt và bị đóng đinh trên cây Thánh Giá. Kể từ đó trở đi, theo quan niệm của người phương Tây, con số 13 là một con số đen đủi. Đối với người phương Đông, khi xây chung cư, khách sạn, cao ốc, một số nơi kiêng không để tầng 13 và phòng số 13 sợ mang đến điềm gở. Một số khách sạn ở Thái Lan giảm giá rất mạnh cho những khách ở tầng 13.

Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới lại không quá quan trọng sự đen đủi vào thứ 6 ngày 13. Ví dụ như :

  • Tại nước Pháp, Vua Louis XIII tin rằng 13 là con số đáng yêu. Ông đã kết hôn với Anne d’Autriche khi nàng tròn 13 tuổi.
  • Người Hindu và người Hồi giáo coi ngày thứ 6 là một ngày hạnh phúc và may mắn. Vậy các đám cưới thường được tổ chức vào ngày này
  •   “Yêu nhau vào ngày thứ 6 thì sẽ sớm nên duyên vợ chồng” là một câu nói kinh điển của người dân Thụy Sĩ

Vậy là bạn đã có lời giải thích cho câu nói “chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3” rồi nhé!

Trả lời